Bạn chưa đến 40 tuổi nhưng hằng ngày phải đối mặt với chứng nhớ nhớ, quên quên không rõ nguyên nhân. Nếu thấy mình phải lục tung túi xách để tìm chìa khóa xe lần thứ n, nếu thấy mình phải xới tung cả bàn làm việc để truy tìm cặp kính đang cài trên mái tóc, nếu thấy mình bất lực không nhớ nổi tối qua đã ăn gì và quên bẵng cuộc hẹn với bác sĩ… bạn hãy nghĩ ngay đến chứng rối loạn chú ý và trí nhớ.

 Hiệu quả công việc, chất lượng học tập giảm sút: Ở đối tượng hoạt động trí não như người làm văn phòng, sinh viên, học sinh… rối loạn chú ý và trí nhớ cộng với áp lực công việc, bài vở vào mùa thi sẽ làm giảm khả năng ghi nhớ và tiếp thu nên họ thường hay mắc sai lầm. Trong đó, một số sai sót có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng và tài sản.

Giảm chất lượng cuộc sống: Người bị rối loạn chú ý và trí nhớ kéo dài rất dễ bị stress, mất ngủ, không làm chủ được cảm xúc cá nhân…  gây xáo trộn và ggiảm chất lượng cuộc sống.

Sa sút trí tuệ, gây teo não, tổn thương chất trắng… Khoảng 50% số người bị rối loạn chú ý và trí nhớ kéo dài sẽ chuyển thành sa sút trí tuệ với các biểu hiện như giảm trí nhớ, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn vận động, mất khả năng nhận biết đồ vật… Nặng hơn, về sau có thể bị những tổn hại nghiêm trọng và rất khó phục hồi như teo não, tổn thương chất trắng…

Dễ mắc bệnh Alzheimer và Parkinson: Nhiều bằng chứng lâm sàng cho thấy người bị rối loạn chú ý và trí nhớ trong thời gian dài sẽ gia tăng nguy cơ mắc hội chứng Alzheimer lên đến 2,7 lần. Cho đến nay khoa học chưa tìm ra cách chữa Alzheimer hoàn toàn mà chỉ có thể làm chậm tiến trình của bệnh mà thôi. Ngoài ra người bị rối loạn chú ý và trí nhớ khi về già còn có nguy cơ cao bị Parkinson.

Nguyên nhân chính dẫn đến rối loạn chú ý và trí nhớ

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, việc phòng ngừa và “chặn đứng” các nguyên nhân dẫn đến rối loạn chú ý và trí nhớ ngay từ sớm là yếu tố tiên quyết để dự phòng và tránh các diễn tiến xấu, biến chứng nguy hiểm của bệnh hiệu quả nhất. Sau đây là các nguyên nhân hang đầu chúng ta cần cảnh giác và loại bỏ.

Bị stresss kéo dài: Khi một người đang chán nản sẽ rất khó khăn để tập trung và nhớ lại nhiều thứ vì mối bận tâm của họ hiện tại là những cảm xúc tiêu cực. Cảm xúc tiêu cực bao gồm cả sự giận dữ, sợ hãi và lo âu sẽ làm cho bạn mau quên, mất khả năng tập trung.

Làm nhiều việc cùng lúc: Bộ não con người vốn chỉ có thể hoàn thành tốt một việc trong một thời điểm. Nếu bạn bắt não phải xử trí nhiều việc sẽ khiến não kiệt sức và dễ bị rối loạn chú ý và trí nhớ.

Thiếu máu não: Người mắc chứng hay quên thông thường có thể quên tên một người hàng xóm nhưng vẫn nhận ra người đang nói chuyện với mình là hàng xóm. Trong khi đó, người bị rối loạn chú ý và trí nhớ có thể quên cả tên hàng xóm lẫn bối cảnh xung quanh.

Dễ bị stress: Đây được xem là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến rối loạn chú ý và trí nhớ. Việc thiếu máu não dẫn đến máu không được đẩy lên đủ để não bộ có thể hoạt động. Hiện tượng nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt… xảy ra thường xuyên sẽ khiến bệnh nhân giảm dần trí nhớ, quên nhanh mọi việc.

Dùng nhiều rượu bia, chất kích thích: Các chất này ảnh hưởng đến hồi hải mã, là vùng não đảm nhận chức năng nhận thức. Kết quả là trí nhớ sẽ kém dần đi.

Thiếu ngủ, lười vận động ngoài trời: Các nhà khoa học chứng minh khi bạn không ngủ đủ giấc, những ký ức không thể di chuyển về phía vỏ não trước trán, tình trạng này dẫn đến sự lãng quên và mất trí nhớ ngắn hạn. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng khuyến cáo, việc tập thể dục ngoài trời thường xuyên sẽ cung cấp oxy cho não, qua đó giúp ngăn ngừa bệnh mất trí nhớ.

Muốn trí nhớ minh mẫn hãy chăm sóc não bộ

Mọi hoạt động ghi nhớ lưu trữ và tái hiện thông tin được não bộ chỉ huy thực hiện thông qua “rừng tế bào thần kinh” được gọi là các neuron thần kinh. Bộ nhớ chỉ có thể vận hành mạch lạc, hoạt động truyền dẫn thông tin diễn ra trơn tru khi các neuron thần kinh khoẻ mạnh. Để các neuron thần kinh khoẻ mạnh thì việc cung cấp máu lên não phải được đảm bảo đầy đủ.

Nếu không cung cấp đủ máu, các neuron thần kinh sẽ không có đủ lượng oxy cần thiết để xử lý thông tin khiến cho quá trình này bị trục trặc dẫn đến khả năng ghi nhớ, tư duy bị giảm sút.

Não bị thiếu máu thì hoạt động thần kinh của não bộ sẽ được suy giảm. Nếu tình trạng thiếu máu não diễn ra liên tục trong một thời gian dài sẽ khiến não ngày càng chậm chạp và đến lúc nào đó sẽ sinh ra những biến chứng nghiêm trọng khó phục hồi được.

Phòng ngừa và điều trị rối loạn chú ý và trí nhớ

 Cách hiệu quả nhất để đối phó với các triệu chứng rối loạn chú ý và trí nhớ chính là phải chủ động xây dựng một lối sống lành mạnh đồng thời kết hợp sử dụng các nhóm thuốc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa càng sớm càng tốt.

Khởi động chế độ dinh dưỡng khoa học: Bổ sung các loại vitamin và chất xơ nbằng cách ăn rau củ và ngũ cốc. Cung cấp chất đạm vừa đủ theo nhu cầu cơ thể. Hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo. Không nên ăn quá ngọt hoặc quá mặn. Sử dụng các loại thực phẩm chứa các chất chống oxy hoá như các loại rau củ, trái cây và cá.

Tránh xa rượu bia và các chất kích thích: Rượu bia làm tăng mỡ trong máu, tăng nguy cơ nhũn não, sa sút trí tuệ, tổn thương tế bào thần kinh.

Thay đổi phong cách sinh hoạt: Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện lưu lượng máu và cung cấp oxy đến não. Ngủ sớm và đủ giấc giúp cơ thể điều tiết  cảm xúc, đồng thời cải thiện trí nhớ và lưu trữ thông tin tốt hơn. Tránh căng thẳng mệt mỏi. Không nên tự tạo áp lực cho bản thân, tích cực tham gia các hoạt động giao lưu để tinh thần được thoải mái, lạc quan.

Thường xuyên luyện tập trí nhớ: Các hoạt động luyện tập trí nhớ sau giúp tăng tuần hoàn máu não nhằm cải thiện trí nhớ đáng kể: Mỗi ngày đọc một cuốn sách bất kì. Nghe những bài hát mới và ghi nhớ lời bài hát. Tham gia các trò chơi giải đố và tranh luận về các vấn đề trong cuộc sống. Làm những công việc nhẹ nhàng.

Điều trị các bệnh dẫn đến thiếu máu não: Cần điều trị những bệnh gây ra thiếu máu não như bệnh hẹp động mạch cảnh, hẹp động mạch đốt sống vùng cổ. Ngoài ra cũng cần điều trị tốt bệnh tiểu đường.

Sử dụng thuốc hỗ trợ phòng ngừa và điều trị: Những bệnh nhân có triệu chứng rối loạn chú ý và trí nhớ cần sử dụng những loại thuốc sau để phòng ngừa và điều trị bệnh:

-Thuốc bổ sung các loại vitamin cung cấp dưỡng chất cho hoạt động não.

-Thuốc kháng cholinesterase: sử dụng cho các bệnh nhân có tình trạng suy giảm thụ thể acetylcholine và nicotin gây suy giảm nhận thức và trí nhớ. Nhóm thuốc này không làm ngăn chặn được diễn tiến tự nhiên của bệnh.

-Thuốc có chiết xuất Ginkgo Bilboba chống oxy hoá, cải thiện tuần hoàn, làm tăng khả năng tập trung, cải thiện tình trạng lú lẫn, trầm cảm ở cả người lớn và người trẻ tuổi. Ginkgo Biloba được chứng minh hiệu quả trong việc ngăn ngừa, làm chậm tiến trình và điều trị các triệu chứng của rối loạn chú ý và trí nhớ. Nên sử dụng các loại thuốc có thành phần Ginkgo Biloba được chiết xuất từ cây bạch  quả thiên nhiên chuẩn hoá EGb761.

 

BS. ĐẶNG THỊ CẨM THÚY

Tag:rối loạn chú ý, hay quên, trí nhớ, khả năng tập trung